Thách thức thị trường bất động sản cuối năm 2022 – Nhiều sự chênh lệch rõ rệt
Cuối năm 2022 cho thấy sự lệch pha rõ rệt tại thị trường bất động sản. Kèm theo tình trạng siết tín dụng mà thị trường thứ cấp sẽ không có sự biến đổi nào mạnh mẽ. Nhiều chuyên gia dự đoán rằng thị trường bất động sản cuối năm 2022 ở phía Nam sẽ xuất hiện nhiều nguy cơ tiềm ẩn.
Nhận định về từng phân khúc cũng như thực tế chung của thị trường bất động sản cuối năm 2022
Phân khúc cho thuê đang hồi phục khá tốt
Các cao ốc cho thuê văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang có mật độ hoạt động lên đến 93%. Nhu cầu thuê vẫn đang tăng khá mạnh, nhưng nguồn cung không đáp ứng được.
Các căn hộ dịch vụ được đánh giá ổn định hơn do có biên độ lợi nhuận trong khỏag 7 – 10% kể từ đầu năm. Bên cạnh đó, các mặt bằng trung tâm thương mại cho thuê cũng đang dần ổn định sau đại dịch.
Tuy nhiên, có những hạng mục trong phân khúc này vẫn đang gặp không ít khó khăn, cụ thể là mặt bằng bán lẻ nhà phố, biệt thự. Hiện trạng này xảy ra ở các cửa hàng và biệt thự ở trục đường lớn, nguyên nhân chủ yếu là chưa theo kịp sự thay đổi về kinh tế.
Sự lệch pha về dự án căn hộ
Quý 3 năm 2022 đánh dấu sự thống trị của các căn hộ hạng sang và cao cấp. Nguồn cung cũng cho thấy sự thụt giảm rõ rệt với chỉ chưa đến 1000 căn hộ được tung ra. Quý IV có sự khởi sắc hơn với khoảng 1,822 căn hộ được mở bán. Tuy nhiên các sản phẩm chỉ là các căn hộ cao cấp và sang trọng. Những căn hộ dành cho lượng khách có nhu cầu ở thực như tầm trung thì dần vắng bóng. Đọc thêm về tình hình này tại đây.
Các chính sách siết chặt tín dụng dù đang được nới lỏng nhưng vẫn rất khó để các nhà đầu tư huy động nguồn vốn. Điều này đi kèm với sự mất cân đối về sản phẩn căn hộ, làm thị trường ít sôi động, người mua cũng ngại xuống tiền hơn.
“Mức giá căn hộ của thị trường hiện tại đã là rất cao. Thứ hai là nhóm sản phẩm thuộc nhu cầu ở thực như tầm trung và bình dân không có nhiều, trong khi nhà đầu tư hiện nay yếu tố được cân nhắc kỹ về dòng tiền và tài chính” – Ông Huỳnh Tấn Kiệt, giám đốc bộ phận nhà ở của CBRE cho biết.
Ngoài ra, các đối lượng mua căn hộ cao cấp đa phần là các đối tượng mua để đầu tư. Nhu cầu ở thực tại các căn hộ như thế này rất ít. Từ đó tạo nên sự lệch pha không nhỏ.
Nguy cơ xả hàng ở phân khúc đất nền?
Nhiều chuyên gia cho rằng phân khúc nhà ở và đất nền đang rơi vào giai đọan “đảo chiều” khó dự đoán. Một số nơi có nhu cầu rất cao, các nơi còn lại thì không có dấu hiệu giao dịch hay quảng bá. Ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư BĐS Việt An Hòa cho biết hiện trạng này sẽ kéo dài đến cuối năm 2022.
“Những khu vực BĐS mang tính đầu cơ, đầu tư và khoảng cách địa lý quá xa đang gặp khó khăn. Có những địa phương BĐS đang giảm từ 10%-20%, tuy nhiên vẫn không có giao dịch, còn những khu vực ở trung tâm giá BĐS đi ngang” – Ông Quang nói thêm.
Thời gian tới báo hiệu sự giảm nhẹ về nhu cầu khi động thái siết tín dụng BĐS vẫn chưa được tháo dỡ. Thêm vào đó là thị trường sơ cấp có chiều hướng tăng do chi phí đầu vào tăng lên. Ngược lại, thị trường thứ cấp sẽ duy trì ở mức ổn định.
Vậy các nhà đâu tư nên làm gì vào cuối năm?
Dù cuối năm đánh dấu sự ảm đạm của thị trường, nhưng vẫn có những sản phẩm chất lượng từ những chủ đầu tư và nhà phân phối uy tín. Những dự án như Central Premium tại quận 8 hay căn hộ chung cư De Capella tại TP. Thủ Đức đều có mức giá dưới 70 triệu/m2, đều thấp hơn so với nhiều dự án khác trong cùng khu vực.
Đây cũng là dịp để các nhà đầu cơ mang về những căn hộ đắt giá, do một số chủ đầu tư có mức chiết khấu cao. Khi thị trường ổn định trở lại, thì cũng là lúc những căn hộ tại thời điểm này phát huy lợi thế vốn có.
Nguồn: Sưu tầm
Xem thêm: