Vạn Niên Thanh: loại cây thanh lọc không khí nhưng độc
Cây Vạn Niên Thanh thuộc dòng họ ráy Areceae một loài thực vật lá mầm, hoa mọc thành cụm, loài này có nhiều chi, mỗi chi lại có những đặc điểm khác nhau.
Tác dụng của cây Vạn Niên Thanh
Cây Vạn Niên Thanh được dùng làm cây trang trí nhà cửa, văn phòng, bàn làm việc,…tạo nên một không gian sống xanh, trong lành. Với đặc tính ưa sáng, cây thích hợp để bàn, trang trí ban công, hành lang, cầu thang, tường nhà,…nhưng không đặt trực tiếp dưới ánh mặt trời.
Trang trí cho góc đọc sách bằng chậu cây Vạn Niên Thanh
Đây là một loại cây giúp thanh lọc không khí và hấp thụ khí độc trong môi trường, bức xạ từ các thiết bị điện tử như máy tính điện thoại,…Theo nghiên cứu của NASA công bố, cây Vạn Niên Thanh leo (cây Trầu Bà) có thể loại bỏ nhiều chất độc hại có trong không khí như benzene, fomandebit, tricloetylen, toluene và xylen.
Cây Vạn Niên Thanh leo được sử dụng để trang trí cho ban công nhà ở
Đối với Chi Dieffenbachia Amoena, cây đã được nhiều nghiên cứu khoa học công nhận về khả năng kiểm soát sự lây lan và phát triển của các tế bào ung thư. Một số nghiên cứu khoa học về chi Rohdea Japonica cho rằng dùng nước của cây này có thể làm thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu và chữa bệnh bạch cầu.
Ý nghĩa cây Vạn Niên Thanh
Cây Vạn Niên Thanh cũng là một trong những cây cảnh mang lại ý nghĩa phong thủy tốt. Trồng cây Vạn Niên Thanh giúp mang lại may mắn, thịnh vượng, tài lộc và may mắn cho gia chủ.
Cây Vạn Niên Thanh giúp thanh lọc không khí cho không gian phòng khách
Ngoài ra, đặt cây trong phòng làm việc vừa lọc không khí, lại hóa giải các luồng sát khí, đặc biệt là kích hoạt, thúc đẩy sao Tứ lục chủ về thi cử sẽ mang đến nhiều may mắn, thịnh vượng và cát tường.
Với ý nghĩa đó, đây là loại cây yêu thích được gởi tặng trong những dịp lễ lớn như mừng tân gia, khai trương, khánh thành, năm mới,… như một lời cầu chúc may mắn.
Cây Vạn Niên Thanh có độc không?
Mặc dù, đây là một trong số những loại cây cảnh có rất nhiều tác dụng hữu ích cho không gian sống những người trồng cũng cần phải cẩn thận với những độc tính của loại cây này.
Cây Vạn Niên Thanh thuộc họ ráy nên rất dễ gây ngứa khi chạm vào, nếu dính vào da, mắt sẽ gây cảm giác khó chịu. Đồng thời, khi ăn phải lá cây sẽ có các triệu chứng như tê môi, đỏ lưỡi, ngứa họng,…đối với trẻ em có hệ miễn dịch yếu sẽ gây ngộ độc.