5 điều cần lưu ý trong phong thủy nhà vệ sinh

 Để ngôi nhà luôn trong lành, sạch sẽ, thoáng đãng và mang lại nguồn năng lượng tích cực cho các hoạt động thường nhật của gia đình, việc quan tâm đến phong thủy nhà vệ sinh khi xây dựng và thiết kế nhà ở là một vấn đề đáng lưu ý.

Phong thủy nhà vệ sinh.

Phong thủy nhà vệ sinh.

Nhà vệ sinh không đặt ở trung tâm

Khi thiết kế nhà vệ sinh, gia chủ cần tránh đặt nhà vệ sinh ở trung tâm hay ở khu vực thường xuyên qua lại bởi mùi không khí không tốt phát ra từ nhà vệ sinh sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe những người thân trong gia đình.

Tốt nhất gia chủ đặt nhà vệ sinh ở góc nhà, nơi có tường che hoặc có cửa đóng/mở chắc chắn sẽ mang lại không khí trong lành và sạch sẽ cho không gian nhà ở.

Ngoài ra, nhà vệ sinh cũng cần hạn chế đặt ở phía cuối hành lang hay liền kề với bếp.

Nhiều gia đình thường tận dụng không gian ở phía cuối hành lang để làm nhà vệ sinh, nhưng vị trí này lại không mang lại may mắn mà ngược lại, đặt ở vị trí này sẽ ảnh hưởng đến dòng năng lượng tốt lan tỏa cho các căn phòng khác. Trong trường hợp này, gia chủ có thể thiết kế nhà vệ sinh nằm ở bên cạnh hành lang.

Và họ cũng tận dụng làm nhà vệ sinh liền kề bếp để tận dụng không gian. Tuy nhiên, theo phong thủy, nhà vệ sinh thuộc hành Thủy sẽ khắc chế những đặc tính thuộc hành Hỏa của bếp, tạo ra những xung đột từ trường làm ảnh hưởng đến nguồn năng lượng ngôi nhà.

Ở những vị trí thanh long cửa trước hay phía sau bài vị cũng không hợp phong thủy với nhà vệ sinh. Đặt nhà vệ sinh ở hai vị trí này sẽ làm mất đi sự may mắn, tôn nghiêm dẫn đến công việc làm ăn không thuận lợi, gia đình bất hòa.

Chú ý đến hướng đặt nhà vệ sinh

Hướng bố trí nhà vệ sinh hợp phong thủy.

Hướng bố trí nhà vệ sinh hợp phong thủy.

Nhà vệ sinh hướng Đông: Ở hướng Đông có ba phương vị là Ất, Giáp, Mão. Nếu bạn đặt phòng tắm ở hướng này thì nên tránh phương vị Mão ra bởi phương vị này sẽ đem đến những điều không hay cho gia chủ nam.

Nhà vệ sinh hướng Đông Nam: Hướng Đông Nam gần giống với hướng Đông chỉ cần bồn tắm tránh được hướng như trên là được. Đây là hai hướng có thế tốt bởi những hướng này trong ngũ hành thuộc Mộc, đối với Thủy và Hỏa đều rất thích hợp.

Nhà vệ sinh hướng Tây: Hướng Tây là hướng ngũ khí (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Vì thế, mà bạn đặt phòng tắm ở phương vị nào của hướng này đều tốt. Khi mở phòng tắm ở hướng này bạn nên tránh phương vị Dậu thì sẽ tốt hơn.

Nhà vệ sinh hướng Tây Bắc: Trong phong thủy khi bạn đặt nhà tắm ở hướng Tây Bắc thì cần chú ý tránh hướng Càn bởi hướng này không hợp với Hỏa khí và Thủy khí. Chính vì thế mà chủ nhà không được để bình nóng lạnh ở hướng này.

Nhà vệ sinh hướng Nam: Hướng Nam là hướng hỏa khí vì thế sẽ không thích hợp để bố trí nhà tắm. Nếu bố trí sẽ gây nguy hại đến cơ thể cũng như sức khỏe của bạn.

Nhà vệ sinh hướng Tây Nam: Hướng Tây Nam là hướng nội quỷ môn, vì vậy tuyệt đối không được đặt phòng tắm ở hướng này bởi nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến nữ chủ nhân. Họ có thể bị sa sút về tiền bạc, của cải, bị tai nạn.

Nhà vệ sinh hướng Bắc: Hướng Bắc có ba phương vị là Tý, Quý, Nhâm trong đó có hai phương vị là cát hơn cả đó là Nhâm và Quý. Nhưng nếu đặt nhà tắm ở hướng Bắc thì bạn cần chú ý phải thiết kế hệ thống thông khí.

Vào mùa đông, nhiều gia đình thường đóng chặt cửa mà quên thông khí sẽ làm độ ẩm nhà vệ sinh đặt ở hướng Bắc tăng cao sẽ gây ảnh hưởng đến các phòng khác và sức khỏe các thành viên trong gia đình.

Nhà vệ sinh hướng Đông Bắc: Hướng Đông Bắc là hướng quỷ môn do ba phương vị Dần, Sửu, Cấn hợp thành. Bất kỳ phương vị nào trong hướng này đều không phải là hướng đẹp để đặt nhà tắm.

Nhưng nếu gia chủ vẫn muốn bố trí nhà tắm ở hướng này thì nên tại phương vị Dần bởi ảnh hưởng của Dần là ít nhất.

Cửa nhà vệ sinh cũng rất quan trọng

Cửa nhà vệ sinh không nên xung thẳng với cửa chính, cửa nhà bếp và phòng ngủ bởi điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến gia vận của gia đình. Trong trường hợp bất khả kháng không thể thay đổi phương vị, gia chủ có thể dùng một tấm gương bát quái treo phía sau cửa chính vừa để trấn áp uế khí từ phòng vệ sinh vừa khơi thông và đón nguồn khí tốt vào trong nhà bếp.

Đặt nhà vệ sinh ở phía dưới chân cầu thang sẽ làm ảnh hưởng đến luồng khí lưu thông trong nhà.

Đặt nhà vệ sinh ở phía dưới chân cầu thang sẽ làm ảnh hưởng đến luồng khí lưu thông trong nhà.

Với những ngôi nhà có diện tích nhỏ, chân cầu thang thường được tận dụng để làm nhà vệ sinh, điều này ảnh hưởng đến vượng khí tốt của gia đình vì cầu thang là trung tâm của căn nhà, được ví như lá phổi cung cấp sinh khí.

Ngoài ra, khi thiết kế nhà vệ sinh gia chủ cần hạn chế sử dụng vật liệu kính sẽ làm mất đi sự kín đáo và luôn đóng cửa thường xuyên sẽ ngăn chặn những dòng khí ô uế.

Những điều kiêng kỵ trong phòng tắm

Không để nền nhà vệ sinh cao hơn phòng ngủ.

Không để nền nhà vệ sinh cao hơn phòng ngủ.

Tu sửa nhà vệ sinh thành phòng ngủ: phòng tắm là nơi tích tụ nhiều loại khí độc hại và không sạch sẽ, nên việc sửa chữa nhà tắm thành phòng ngủ sẽ không đem lại may mắn, ngược lại còn có khả năng gây hao tổn sinh lực của gia chủ.

Nền nhà vệ sinh quá trơn nhẵn: gây trơn trượt, nguy hiểm cho người sử dụng nên cần chọn loại gạch có khả năng chống trượt.

Nhà vệ sinh không có cửa sổ: nhà vệ sinh là nơi tập trung rất nhiều vi khuẩn nếu không có cửa sổ sẽ làm không khí bẩn không được lưu thông, tích tụ lâu ngày làm ảnh hưởng sức khỏe.

Sử dụng vật liệu kim loại sắc nhọn: không sử dụng các loại vật liệu bằng kim loại lạnh, cứng, sắc nhọn trong nhà vệ sinh vì dễ gây thương tích, nguy hiểm và mang lại cảm giác không thoải mái.

Đầu nối các bóng đèn trong nhà vệ sinh không được lộ ra ngoài: có thể gây ra rò rỉ điện hoặc chập cháy rất nguy hiểm. Nên các bạn cần lưu ý khi thiết kế đường dây điện.

Gương trong nhà tắm soi vào thiết bị nhà vệ sinh: tuyệt đối không lắp gương soi đối diện với các thiết bị vệ sinh để tránh gây ảnh hưởng tâm lý không tốt, âm khí.

Không để nền nhà vệ sinh cao hơn nền phòng ngủ: người ở trong phòng ngủ sẽ rất dễ mắc bệnh liên quan đến nội tiết. Bởi nhà vệ sinh là nơi rất ẩm ướt nên ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi người.

Màu sắc nhà vệ sinh hợp phong thủy

Nhà vệ sinh sử dụng tông màu sáng với nền đen sẽ mang lại cảm giác sạch sẽ và thông thoáng.

Nhà vệ sinh sử dụng tông màu sáng với nền đen sẽ mang lại cảm giác sạch sẽ và thông thoáng.

Nhà vệ sinh dùng màu tím đậm: không sử dụng màu tím đậm để trang trí nhà vệ sinh vì có thể gây cảm giác nặng nề, ức chế cho gia chủ.

Trong nhà vệ sinh dùng màu đen: không sử dụng màu đen hay màu quá tối cho tường nhà vệ sinh vì bản chất đây thường là nơi không đủ dương khí. Kết hợp với màu đen mang tính âm khí, không tốt cho sức khoẻ của gia chủ.

Sử dụng màu sắc bắt mắt: vì nhà vệ sinh thuộc hành Thủy, màu sắc tốt nhất nên sử dụng là màu trắng thuộc Kim và màu xanh lam tao nhã thuộc Thủy, mang đến cảm giác bình yên.

TOP