Năm 2020, vốn cho thị trường bất động sản sẽ đến từ những nguồn nào?

Theo các chuyên gia, từ năm 2018 đến nay, khi dòng vốn tín dụng đổ vào bất động sản bị siết chặt, thị trường luôn rơi vào tình trạng khát vốn.Siết tín dụng: Doanh nghiệp khát vốn, dự án “đứng hình”

Trong giai đoạn từ 2014 – 2018, thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên từ cuối năm 2018 tốc độ tăng trưởng tín dụng vào bất động sản bắt đầu giảm, nguồn vốn trung và dài hạn bị cắt giảm từ 60% xuống 40%, dẫn đến sự “chững” lại của thị trường bất động sản trong 9 tháng đầu năm.

Cụ thể, trong năm vừa qua, tại Hà Nội và TP.HCM đều sụt giảm cả về nguồn cung và lượng giao dịch. Đáng chú ý, tại TP.HCM hầu như không có dự án nhà giá rẻ, nhà xã hội được tung ra thị trường, giá bán căn hộ cũng tăng nhanh; trên toàn quốc, phân khúc nghỉ dưỡng trầm lắng.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, chủ tịch Hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam lý giải, mới đây Ngân hàng Nhà nước có chủ trương hạn chế vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 45% xuống 40%, và hạn chế cho vay bất động sản. Điều kiện để vay bất động sản, các ngân hàng cũng siết chặt. Ví dụ như, tiền giải phóng mặt bằng, tiền nộp riền sử dụng đất cũng là sử dụng cho dự án, nhưng ngân hàng không giải quyết. Vì vậy các doanh nghiệp không thể có vốn để đầu tư. “Phần lớn các doanh nghiệp bất động sản đang phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng. Do đó, khi nguồn vốn bị siết lại, các doanh nghiệp không thể đầu tư”, ông Hiệp nhấn mạnh.

Năm 2019, nhiều doanh nghiệp khát vốn, dự án “đứng hình”. Ảnh: phunuonline.

Năm 2019, nhiều doanh nghiệp khát vốn. Ảnh: phunuonline.com.vn
Từ năm 2018 đến nay, khi dòng vốn tín dụng đổ vào bất động sản bị siết chặt, thị trường luôn rơi vào tình trạng khát vốn. Trong thời gian qua, một số dự án như: dự án CT Plaza Nguyên Hồng (số 18 Nguyên Hồng, phường 1, quận Gò Vấp) do Công ty Cổ phần Nguyên Hồng làm chủ đầu tư; dự án CT Home Bình Thạnh (số 471 Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh) do Công ty Cổ phần Xây dựng và Trang trí Nội thất Cát Tường làm chủ đầu tư… đã bị trễ hẹn bàn giao do thiếu vốn.

Dòng vốn nào sẽ đổ vào bất động sản trong năm 2020

Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), hiện có 4 nguồn vốn đổ vào thị trường bất động sản, nguồn vốn này không hề giảm mà vẫn có xu hướng tăng.

Thứ nhất, nguồn vốn tín dụng. Tính đến tháng 10/2019, cho vay xây dựng vào khoảng gần 800 nghìn tỷ VND, tăng 8,5%. Cho vay kinh doanh bất động sản tăng khoảng 5,5%. Cho vay mua nhà, sửa nhà tăng 19%. Tổng dư nợ tín dụng bất động sản vào khoảng 1,5 triệu tỷ VND, chiếm khoảng 19% tổng dư nợ của nền kinh tế (không kể cho vay xây dựng).

Trái phiếu doanh nghiệp sẽ là dòng vốn quan trọng của thị trường bất động sản năm 2020

Trái phiếu doanh nghiệp sẽ là dòng vốn quan trọng của thị trường bất động sản năm 2020. Ảnh: kinhtedothi.vn

Thứ ba là vốn FDI đăng ký mới đạt 2,86 tỷ USD (chiếm 8,5%) và góp vốn, mua cổ phần là 1,9 tỷ USD (chiếm 17%). Thứ tư là nguồn vốn phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản đã vào khoảng gần 61.000 tỷ VND.Thứ hai, huy động nguồn vốn tư nhân. Tính đến hết tháng 11/2019, có khoảng 15.800 doanh nghiệp xây dựng (tăng 1,7%) và 7.300 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mới thành lập (tăng 13,8% về số doanh nghiệp, tăng 27,5% về vốn đăng ký).

Một dòng vốn rất quan trọng của thị trường bất động sản năm 2020 chính là doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Hết 10 tháng đầu năm 2019, trong tổng số tiền phát hành trái phiếu gần 179 ngàn tỷ VND, các doanh nghiệp bất động sản đã phát hành khoảng 61 ngàn tỷ VND (chiếm khoảng 34%), với lãi suất bình quân khoảng 10,5%/năm. Mức này tương đối cao so với mức lãi suất phát hành trái phiếu doanh nghiệp bình quân của các ngân hàng thương mại khoảng 7 – 8%/năm.

Mặc dù vẫn đánh giá cao nhóm cổ phiếu bất động sản, nhưng các chuyên gia cũng cho biết dòng tiền thông minh sẽ không dàn trải rộng toàn ngành, mà chỉ tập trung tại các doanh nghiệp có nội lực mạnh mẽ, các doanh nghiệp lớn, kinh doanh bài bản với nguồn tiền bền vững.

TOP